Cảm cúm, đau họng, viêm xoang, đau xương khớp là những bệnh thường gặp nhất lúc giao mùa. Vậy làm gì để phòng tránh những bệnh giao mùa thường gặp? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đối tượng dễ mắc bệnh khi gặp thời tiết giao mùa
Trong thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Tình trạng này có thể chỉ diễn ra vài ngày hoặc lâu hơn, tùy vào thể trạng và sức đề kháng của người bệnh, cụ thể:
Người có hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang bị bệnh mãn tính thường dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong thời tiết. Họ có thể dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp.
Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có thường hệ miễn dịch kém, do cơ thể đã có sẵn các bệnh lý như hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận. Khi giao mùa, những bệnh lý này sẽ khởi phát, khiến tình trạng bệnh trở nặng.
Trẻ nhỏ: Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh do thay đổi thời tiết trong thời điểm giao mùa.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất mỗi khi chuyển mùa
2. Một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh giao mùa
Theo các chuyên gia y tế, giai đoạn thời tiết giao mùa, mọi người cần nâng cao ý thức, chủ động trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh:
2.1. Cảm cúm
Cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến khi giao mùa, đặc biệt là vào mùa thu và đông. Nguyên nhân chính gây ra cảm cúm là do nhiễm virus cúm. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua vi khuẩn hoặc giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng: Cảm cúm gây ra các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu chóng mặt. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, cảm cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.
Cách phòng tránh: Bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, tránh tiếp xúc với những người bị cảm, hạn chế việc chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Bên cạnh đó, tiêm phòng cúm hàng năm cũng là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe khi giao mùa.
Tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ sức khỏe khi giao mùa
2.2. Đau họng
Đau họng là bệnh lý thường gặp mỗi khi thời tiết chuyển hanh khô và lạnh. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus, viêm amidan, viêm họng…
Triệu chứng: Đau họng gây ra cảm giác khó chịu, sưng, đỏ và đau khi nuốt thức ăn, nói chuyện và có thể kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.
Cách khắc phục:
Để giảm triệu chứng đau họng, bạn nên uống đủ nước, ăn đồ dễ tiêu, bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng xịt họng chứa chất kháng vi khuẩn và hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá và khói bụi
Ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch
2.3. Dị ứng da
Dị ứng da thường gặp khi giao mùa do sự thay đổi của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. Đây chính là tác nhân gây ra các bệnh về da liễu như khô nẻ, dị ứng, mẩn đỏ,…
Triệu chứng: Ngứa, đỏ, sưng, nổi mẩn hoặc vảy nổi trên da.
Cách khắc phục:
Hãy giữ cho da luôn sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng nứt nẻ.
Sử dụng kem dưỡng ẩm để hạn chế da nứt nẻ trong thời tiết hanh khô
2.4. Viêm xoang
Viêm xoang là một căn bệnh thường gặp khi giao mùa, đặc biệt vào mùa thu và đông. Lúc này, độ ẩm không khí thấp, hanh khô tăng cao, khiến vi khuẩn hoặc virus tấn công vào niêm mạc xoang trong mũi.
Triệu chứng: Triệu chứng của viêm xoang bao gồm hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, và đau ngứa họng. Bệnh có thể gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cách khắc phục:
Người bị viêm xoang cần giữ cho mũi luôn sạch sẽ bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng mũi như bụi bẩn, phấn hoa, hạn chế ăn đồ lạnh và tập thể dục đều đặn.
Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng ghế massage 20 phút mỗi ngày để cơ thể luôn thư giãn, giảm bớt tình trạng đau đầu hạn chế khó chịu do viêm xoang
GHẾ MASSAGE PANASONIC EP-MA103
2.5. Đau xương khớp
Thời tiết thay đổi, áp suất không khí và độ ẩm tăng cao cũng là nguyên nhân gây đau xương khớp. Đặc biệt, đối với những người có khả năng miễn dịch yếu hay bị thoái hóa khớp, triệu chứng đau xương khớp có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng: Đau, sưng tấy các khớp tay, chân, các khớp bị viêm sưng, nóng, đỏ và đau, gây khó khăn trong việc cử động. Triệu chứng này được thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ.
Cách khắc phục:
Người bị bệnh đau xương khớp nên giữ cho cơ thể luôn ấm áp, tránh tắm bằng nước lạnh sau khi ra mồ hôi và hạn chế tiếp xúc với những nguồn lạnh.
Bên cạnh đó, nhiệt hồng ngoại trên ghế massage , hệ thống túi khí co bóp ấn nhả cùng kỹ thuật massage chuyên sâu trên ghế massage là giải pháp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức cơ bắp và xương khớp hiệu quả
Sử dụng ghế massage để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp
GHẾ MASSAGE PANASONIC REAL PRO EP-MA103
♻️Hợp JaPan xin kính chào quý khách!
Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các loại ghế massage nội địa Nhật Bản chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, được bộ y tế Nhật Kiểm định.
♻️Với thế mạnh là đơn vị bán và bảo hành chuyên nghiệp toàn quốc với phương châm:Uy Tín tạo nên thương hiệu. Cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,giá cả hợp lý.
♻️Hợp JaPan-Chuyên ghế massage Nội Địa Nhật Bản cao cấp MADE IN JAPAN ” khẳng định đẳng cấp- Nâng tầm sức khỏe”
Cơ sở 1:
❌Hồ Chí Minh : 695 đường Tân kì tân quý,Phường Bình hưng hòa a. Bình tân. TPHCM
Cơ sở 2:
❌Hà nội: Tòa Nhà HHA,Khu đô thị Tân Tây Đô(ngã tư Trôi) Hà Nội .
Website:
Fanpage:
https://www.facebook.com/ghenhathopjapan?mibextid=LQQJ4d
♻️Zalo: 0979991265
Rất Hân Hạnh được đón tiếp quý khách !