Áp lực công việc khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bế tắc, chán nản, không còn cảm giác thích thú để làm bất cứ điều gì. Nếu tình trạng áp lực kéo dài có thể gây ra bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Vậy để loại bỏ áp lực công việc, lấy lại niềm vui trong cuộc sống, mời bạn tham khảo các cách dưới đây
Áp lực công việc là gì?
Áp lực công việc là trạng thái tiêu cực xảy ra khi khối lượng công việc quá tải, lịch làm việc kéo dài, không tìm thấy niềm vui khi làm việc, không có thời gian dành cho bản thân, gia đình và bạn bè. Theo đó, áp lực công việc sẽ làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần, khiến nhiều người dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, mỗi khi đối diện với công việc.
Theo các cuộc khảo sát trực tuyến cho biết, có đến 77% nhân viên cảm thấy ngột ngạt mỗi khi đến văn phòng làm việc. Được biết họ không còn tìm thấy đam mê, sự thích thú khi đi làm mà thay vào đó là tình trạng căng thẳng triền miên. Cụ thể, một vài nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc như sau.
- Khối lượng công việc quá tải so với khả năng làm việc
- Thời gian làm việc căng thẳng kéo dài
- Cấp trên khắt khe, đòi hỏi, tạo áp lực cho nhân viên
- Môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ không ổn định
- Lương thưởng thấp gây áp lực tiền bạc
-
Một số biểu hiện khi bạn thường xuyên bị áp lực công việc
Khi bạn bị mệt mỏi trong công việc hoặc gặp các áp lực tiền bạc, gia đình bủa vây, bạn sẽ có một số biểu hiện cụ thể như sau.
Dễ gắt gỏng
Công việc áp lực dễ sinh ra gắt gỏng, cảm giác ấm ức, giận dữ và mệt mỏi tích tụ lâu ngày. Theo đó, bạn có thể dễ dàng nổi nóng với đồng nghiệp hoặc buột miệng nói lời khó nghe với cấp trên. Trong trường hợp không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn có thể quyết định thôi việc ngay sau khi xảy ra xung đột.
Sợ bị đánh giá, lo lắng vẻ bề ngoài
Những cá nhân có xu hướng xem trọng vẻ bề ngoài sẽ mất rất nhiều thời gian để lựa chọn trang phục, phụ kiện mỗi khi đi làm. Bên cạnh đó, xuất phát từ tâm lý sợ bị đánh giá, nhiều nhân viên thường khiến tự bản thân lo lắng, sợ hãi, gặp áp lực căng thẳng nhất định và thiếu tập trung vào công việc. Tuy nhiên, bạn đi làm ở công ty không phải để làm vừa lòng người khác mà để hoàn thành mục tiêu công việc đã đề ra.
Gặp căng thẳng khi ứng xử
Nhiều nhân sự mới đi làm có thể gặp căng thẳng do môi trường mới, phong cách làm việc xa lạ. Theo đó, nhiều người sẽ không khỏi lo lắng không biết nên cư xử như thế nào mới đúng mực với từng vị trí trong công ty, đặc biệt là trong cách phản hồi ý kiến với cấp trên và đồng nghiệp. Điều này vô hình chung sẽ khiến bạn gặp căng thẳng, mệt mỏi tạo ra áp lực khi làm việc.
Quá quan trọng tuổi tác và kinh nghiệm
Một tình trạng chung nữa mà các nhân sự mới có thể gặp phải là lo lắng bản thân mình còn quá non trẻ, thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó lòng hòa nhập được với những nhân sự lâu năm. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên sẽ nảy sinh tâm lý tự ti về khả năng tiếp nhận thông tin, làm giảm hiệu suất và hiệu quả công việc hàng ngày.
Nghiêm trọng hóa vấn đề
Áp lực công việc do nghiêm trọng hóa vấn đề khiến bạn có thể nảy sinh mức độ tiêu cực, tăng cao ý nghĩ phóng đại quá mức. Những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi công việc thường tấn công bạn ồ ạt. Đặc biệt là khi bị stress, bị cấp trên phê bình dễ nảy sinh suy nghĩ “sếp ghét, sếp đì hoặc sa thải mình”. Nhưng trên thực tế, những suy nghĩ này chỉ xuất phát từ thói quen nghiêm trọng hóa vấn đề của bạn.
Thường xuyên mất ngủ
Áp lực công việc và cuộc sống khiến bạn phải làm việc đến khuya gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên. Điều này có thể khiến bạn không thể đi làm đúng giờ, vừa mệt mỏi vì thiếu ngủ, vừa căng thẳng khi không thể tuân theo đúng nội quy của công ty. Trong vài trường hợp, việc thường xuyên mất ngủ còn gây căng thẳng quá mức, tệ hơn khi thấy sếp la mắng, gặp ác mộng về công việc vào buổi đêm.
Áp lực công việc có thể gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên
Các cách vượt qua áp lực công việc bạn cần biết
Trong công việc, bạn có thể gặp vô vàn các áp lực khác nhau gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Để loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi mời bạn cùng tham khảo các cách vượt qua áp lực được tổng hợp dưới đây.
Lập kế hoạch làm việc khoa học
Theo lời khuyên của các chuyên gia, một kế hoạch làm việc khoa học theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp bạn vượt qua áp lực hiệu quả. Theo đó, phương pháp này tập trung quản lý thời gian và công việc tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần dành thời gian giải quyết các sự việc bất ngờ có thể xảy ra.
Kế hoạch làm việc khoa học sẽ giúp giảm áp lực hiệu quả
Quan tâm đến sở thích bản thân
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi có thể được loại bỏ nhanh chóng nếu bạn dành thời gian quan tâm đến bản thân và gia đình. Bằng cách tham gia các hoạt động liên quan đến sở thích cá nhân như hoạt động thể dục thể thao, trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc, xem phim… có thể giúp tinh thần được thoải mái hơn, lấy lại hứng thú khi làm việc.
Luyện tập kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với mỗi người giúp bạn chia sẻ khó khăn, giảm tải áp lực công việc. Nếu giao tiếp tốt bạn sẽ không phải ôm đồm nhiều việc vượt ngoài khả năng của mình. Trường hợp bạn thấy không thể nhận thêm việc, bạn có thể từ chối thẳng thắn với sếp. Nếu nhận nhiều việc mà không thể hoàn thành còn khiến bạn bị mất điểm với sếp và đồng nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối để chia sẻ khó khăn, lo lắng, mệt mỏi
Cải thiện khả năng giải quyết công việc
Một trong những nguyên nhân chính khiến không ít người rơi vào trạng thái lo lắng, áp lực là khả năng giải quyết công việc kém. Do đó, nếu muốn tránh tình trạng này, bạn nên không ngừng trau dồi kỹ năng cho bản thân, tăng khả năng giải quyết công việc nhằm giúp tinh thần lạc quan, vượt qua áp lực và có thể tự tin hơn vào khả năng của mình.
Chia sẻ công việc với người khác
Chia sẻ công việc với người thân trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp là cách để giảm tải gánh nặng và áp lực cuộc sống. Đôi khi bạn chỉ cần một gợi ý nhỏ từ đồng nghiệp, bạn bè… sẽ giúp tìm ra cách giải quyết vấn đề đang gặp một cách tốt nhất. Vì vậy, bạn đừng ngại chia sẻ những khó khăn, cảm xúc thật của mình với người khác.
Chia sẻ công việc với người khác sẽ giảm tải gánh nặng công việc rất lớn
Đi spa thư giãn toàn thân
Tham gia các buổi liệu trình chăm sóc thư giãn tại cơ sở spa uy tín là cách giảm áp lực công việc rất tốt. Hiện nay, hình thức này tương đối phổ biến trong giới trẻ, chủ yếu dân văn phòng có xu hướng mua các gói chăm sóc cơ thể dài hạn để vừa duy trì nhan sắc, vừa phục hồi cơ bắp và xương khớp hiệu quả. Bạn có thể đặt lịch hẹn đi spa khoảng 2 lần/tuần sẽ thấy sức khỏe được cải thiện đáng kể.
Để giải tỏa áp lực, bạn nên tham gia các buổi liệu trình chăm sóc thư giãn
Sử dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh các liệu trình chăm sóc sức khỏe tại spa, bạn cũng có thể tìm hiểu về những thiết bị massage bấm huyệt thư giãn chất lượng hiện nay. Trong đó, ghế massage là sản phẩm vô cùng được ưa chuộng sở hữu con lăn massage 3D-4D đa chiều, nhiệt sưởi hồng ngoại, túi khí nén cao cấp,… kết hợp với các liệu pháp massage Chiropractic, massage Thái, Thụy Điển, Shiatsu sẽ tác động sâu tới từng vùng khó chạm đến trên cơ thể.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các áp lực công việc và cách giải tỏa áp lực hiệu quả. Hy vọng bạn có thể ứng dụng các thông tin trên để buông bỏ những căng thẳng, mệt mỏi nhanh chóng, lấy lại cuộc sống vui vẻ hơn mỗi ngày.
GHẾ MASSAGE PANASONIC EP-MA103